“Ngây thơ” đổ rác dưới biển cấm

(Tin Tức Môi Trường) - Dọc theo các tuyến đường ở TP.HCM không khó để bắt gặp những biển cấm đổ rác nhằm nhắc nhở mọi người đây không phải là chỗ chứa rác, nhưng lạ thay ngay dưới chân hoặc kế bên những biển cấm ấy là một “siêu thị” rác do chính người dân tạo ra.


Đa số, các con hẻm vào nhà từng hộ dân ở thành phố Hồ Chí Minh trông rất sạch sẽ, mặc dù ít có thùng rác công cộng; thế nhưng tại các tuyến đường chính, có nơi được phân bố thùng rác ven đường, thậm chí đặt biển cấm đổ rác lại chứa đầy rác do người dân mang đến vứt. Đây là do sự thiếu ý thức của người dân với quan niệm, sạch nhà mình kệ nhà người ta.


đổ rác 1


Từ ngày 15/10/2015, UBND phường Đông Hưng Thuận (quận 12)  đã lắp đặt 6 camera tại cầu Chợ Cầu (nối liền đường Quang Trung, Gò Vấp và đường Tô Ký, quận 12) nhằm giám sát và giải quyết vấn nạn đổ rác trên thành cầu. Tính đến nay, tình trạng đổ rác trên thành cầu Chợ Cầu giảm đáng kể nhưng vẫn còn một số cá nhân bất chấp camera và biển cấm đem rác đến chân cầu để. Chủ quán cơm gần đây cho biết, hiện nay trên thành cầu vẫn còn rác nhưng ít hơn so với lúc trước, vả lại gần đến ngày lễ nên công nhân dọn rác thường xuyên hơn, trông thành cầu sạch hẳn ra.


Câu hỏi đặt ra ở đây, hàng tháng từng hộ dân bỏ tiền ra đóng phí vệ sinh để làm gì và có công nhân dọn rác hàng ngày lại mang rác ra đường đổ gây mất mỹ quan đường phố, ô nhiễm môi trường. Phải chăng, người dân “ngây thơ” không hiểu mục đích việc đóng phí vệ sinh, không hiểu biển cấmnói gì và chưa có nhận thức trong việc bảo vệ môi trường?


Những hình ảnh người dân “Ngây thơ” đổ rác dưới biển cấm :


đổ rác 2


Theo ghi nhận của tin môi trường, trưa ngày 12/4 tại chân cầu của Chợ Cầu hướng từ Gò Vấp – Quang Trung vẫn còn rác. Mặc dù có camera theo dõi và biển cấm của UBND quận Gò Vấp ghi rõ, cấm đổ rác, vi phạm phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng (theo nghị định 167/2013/ND-CP) nhưng người dân vẫn vô ý thức vứt rác cạnh biển cấm. Phải chăng, số tiền phạt ghi trên biển đối với người dân vẫn còn ít nên họ chẳng quan tấm đến.


đổ rác 3


Tại cầu Hang, quận Gò Vấp: Người dân thật “có ý thức”, có biển cấm đổ rác tại đây nên đổ ít để mang rác sang lề đường bên kia, cách biển đổ rác không xa để không vi phạm. Lề đường trở thành nơi chứa quần, áo, cành cây và rác thải sinh hoạt.


đổ rác 4


Biển cấm cạnh địa chỉ: Quốc lộ 1A, KM 1900 - phường Trung Mỹ Tây, quận 12: Biển cấm được đặt tại đây từ lâu, đến mức bị nhạt màu theo năm tháng nhưng người dân vẫn coi nó như vô hình, vẫn vô tư vứt rác.


đổ rác 5


Gần địa chỉ: 311/5/5 , Liên Tỉnh 5, phường 5, huyện Bình Chánh: Dưới chân biển cấm đầy rác, người dân phải đốt rác để có chỗ tiếp tục mang rác đến đổ.


Jpeg


Gần khu chế xuất Linh Trung, quốc lộ 1A, quận Thủ Đức: Xung quanh biển cấm đầy rác. Đa số, rác tại đây là bao ni lông – vật phải mất từ hàng chục năm cho tới vài trăm năm để chúng phân hủy hoàn toàn trong tự nhiên.


đổ rác 7


Gần địa chỉ: 74, khu phố 3, phường Thạnh Lộc, quận 12: biển cấm khá to với dòng chữ “cấm đổ rác” màu vàng nổi bật trên nền đỏ nhưng cấm thì cấm mà đổ thì cứ việc đổ.


đổ rác 8


Ấp 5, đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh: Biển có dòng chữ “ Thực hiện công trình: Vì thành phố Văn minh – Sạch đẹp – An toàn” nhưng cạnh biển lại đầy rác. Thử hỏi, công trình này đã thực hiện được chưa khi cạnh biển toàn rác.


Jpeg


Dọc theo đường Hùng Vương, quận 10 (gần công Văn Lang) có khá nhiều thùng đựng rác có chữ “hãy bỏ rác vào thùng”  nhưng người dân thích làm ngược lại, bỏ rác cạnh thùng đựng rác chứ không bỏ vào thùng.


Jpeg


Con hẻm tại đường Vạn Kiếp, phường 3, quận Bình Thạnh: càng cấm thì người dân càng làm.

Previous
Next Post »