Trồng hoa ngọc lan tại chùa Tân Thanh -Cột mốc tâm linh vùng biên cương

(Tin Môi Trường) - Trung tâm phát triển Thế giới thêm xanh kết hợp Trung tâm tình nguyện quốc gia và các đơn vị địa phương tiếp tục hành trình “Trồng hoa ngọc lan tại Cột mốc tâm linh vùng biên cương tổ quốc" từ ngày 16/4/2016 – 19/4/2016. Sau chương trình trồng 70 cây hoa ngọc lan tại chùa Phật Tích Trúc Lâm (Thác Bản Giốc), đoàn hành trình tiếp tục đến với chùa Tân Thanh (Tỉnh Lạng Sơn) vào sáng ngày 19/4.tân thanh 1Trồng cây tại chùa Tân Thanh -Ảnh: Phương Thảo/Tinmoitruong.vn


Chùa Tân Thanh nằm tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt - Trung được xây dựng dựa vào nguồn công đức của phật tử trong và ngoài nước. Ngôi chùa  là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho Tăng Ni và Phật tử địa phương sau khi hoàn thành xây dựng.


Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc xây dựng ngôi chùa Tân Thanh nơi biên cương của tổ quốc không chỉ là nơi thờ Phật mà còn có ý nghĩa như một cột mốc văn hóa, tâm linh của người Việt Nam. Sự hiện diện của ngôi chùa nơi biên giới còn là thông điệp về sự chân thành, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, tình hữu nghị, cam kết cùng phát triển của nhân dân Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Việc xây dựng ngôi chùa tại nơi vùng biên giới của Tổ quốc chính là một thông điệp về hòa bình, độc lập và là cột mốc văn hóa tâm linh ghi dấu ấn của một giai đoạn lịch sử, góp phần phát triển đời sống tâm linh của bà con nơi cửa khẩu.


Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp đó, Trung tâm Phát triển Thế giới thêm xanh kết hợp Trung tâm tình nguyện quốc gia và các đơn vị địa phương tổ chức trồng 30 cây hoa ngọc lan tại chùa như một hành động góp phần bảo vệ chủ quyền đất nước, góp thêm màu xanh cho địa chỉ tâm linh này. Đồng thời, tiếp thêm lòng yêu nước, tự hào dân tộc, cổ động sức trẻ cho các đoàn viên thanh  niên trong những ngày đất nước sục sôi không khí Giỗ Tổ Hùng Vương này.


Chương trình “Trồng 1000 cây hoa ngọc lan tại các di tích lịch sử, đền, chùa” là hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi các chương trình hoạt động của sự kiện nghênh đón Phật Ngọc về Việt Nam lần thứ 2 với mong muốn tạo môi trường cảnh quan xanh, sạch, đẹp cho các khu di tích, đền, chùa, cảnh quan thành phố… mang lại bầu không khí trong lành, nâng cao sức khỏe cho các du khách tham quan; Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, trân trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của đất nước; đồng thời thực hiện chương trình đã ký kết về phối hợp hành động về bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu của Ủy ban TƯ MTTQVN, Bộ TN-MT và các tôn giáo tại Việt Nam ký ngày 2/12/2015 tại Thành phố Huế. 4. Qua đó nâng cao nhận thức của con người hiện nay với vấn đề bảo vệ, phát triển cây trồng và bảo vệ môi trường; vận động cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh; hình thành được các cộng đồng sống xanh: gia đình xanh, trường học xanh, đơn vị xanh, khu phố xanh, đô thị xanh, thành phố xanh… để làm hình mẫu cho sự vận động, duy trì và phát triển một hệ ý thức biết sống xanh trong tương lai.


Tại các địa điểm tổ chức chương trình, đại biểu, phật tử, và các TNV sẽ cùng nhau ký cam kết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, trồng cây ngọc lan quanh khuôn viên di tích lịch sử, đền, chùa, thắp hương lễ chùa, ôn lại truyền thống văn hóa, lịch sử của từng địa danh, dâng hương lễ Phật…tân thanh 2Các TNV tham gia trồng cây tại chùa Tân Thanh -Ảnh: Phương Thảo/Tinmoitruong.vn

Previous
Next Post »